Quy Lộ

Tình nguyện cắm bản giữa rừng sâuChẳng mấy ai vocal là gì

【vocal là gì】Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: 'Ngọn đèn' ở bản Đoòng

Tình nguyện cắm bản giữa rừng sâu

Chẳng mấy ai nghĩ giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lại có một bản làng người dân đang nương tựa nhau để sinh sống. Điều kiện khó khăn giữa rừng sâu nên bản Đoòng được mệnh danh là bản “3 không” không điện,àyNhàgiáoViệtNamNgọnđènởbảnĐoòvocal là gì không đường, không trạm nhưng may mắn thay lại có trường dạy học từ 12 năm trước.

Thầy Sáu vẫn miệt mài băng rừng lội suối hàng tuần để giảng dạy tại bản Đoòng

Bá Cường

Đến bản Đoòng, ngoài trưởng bản “bố Tòa” còn có một người hết sức được bà con trong bản kính trọng, lắng nghe… đó chính là thầy giáo Hoàng Văn Sáu (54 tuổi, xã Xuân Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình), người đã có gần 12 năm cắm bản dạy học, mang chữ lên rừng.

Tháng 9.2010, khi xã Tân Trạch (H.Bố Trạch) có chương trình xóa mù chữ cho bà con, lúc đó đã ở tuổi 42, thầy Sáu vẫn xung phong vào bản Đoòng dạy học. Quãng đường 3 km vào sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia đầy ắp nguy hiểm với sự hoang sơ, rậm rạp của núi rừng. Thế nhưng trước những thiếu thốn của bà con vùng bản “lạ”, thầy Sáu vẫn một mực “cõng” chữ lên rừng.

Các em học sinh ở bản Đoòng đội đèn pin đi học trong đêm

Bá Cường

Gặp thầy Sáu trong giờ nghỉ trưa, thầy trầm tư kể về những ngày đầu tình nguyện cắm bản. Mọi thứ thiếu thốn từ bàn ghế, sách vở cho đến đèn điện.

"Mỗi em học sinh phải có một chiếc đèn pin đội đầu mới đi học được, học trong điểm trường tạm dựng bằng bạt mùa đông còn dạy được chứ đến mùa hè chui vào lều nóng không dạy nổi”, thầy Sáu nói.

Làn da đen sạm, dáng người cao cùng với những dấu hiệu của tuổi tác đã rõ trên gương mặt, đến nay đã có hơn 12 năm đồng hành cùng cư dân bản Đoòng, mọi buồn vui, thăng trầm của bản thầy Sáu đều đã trải qua.

Quyết tâm xây trường, dựng lớp

Theo lời chia sẻ của thầy Sáu, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với thầy chính là những năm bão lũ liên tiếp đổ về cuốn trôi, làm hư hại trường học.

Sau nhiều lần bị lũ cuốn trôi trường lớp, thầy trò tại bản Đoòng đã có một ngồi trường an toàn, chắc chắn

Bá Cường

“Lần đầu tiên tôi đặt chân đến bản Đoòng công tác là vào tháng 9.2010, mượn sân nhà dân dựng lán làm lớp học, dạy được 2 tháng thì mưa lũ đổ về cuốn trôi cả lán. Thấy quá nguy hiểm, tôi đi tìm, ngỏ ý với các nhà hảo tâm xin xây dựng một điểm trường mới cho các em học sinh. Đến năm 2013 một lần nữa lũ về cuốn trôi trường lớp”, thầy Sáu nhớ lại.

Đến năm 2015, một số vốn và nguồn hỗ trợ 150 triệu đồng được cấp để dựng lại điểm trường nhưng trận lũ lịch sử tại miền Trung tháng 10.2020 ập đến, trường lớp của thầy trò bản Đoòng một lần nữa trôi theo dòng nước.

Điểm trường bản Đoòng nằm sâu giữa núi rừng Phong Nha

Bá Cường

Sau nhiều lần lũ tràn về cuốn trôi trường lớp, sách vở, điểm trường bản Đoòng được di dời lên khu đất mới cao hơn. Thầy Sáu không nản chí mà quyết tâm xây dựng cho bản Đoòng có một nơi học tập ổn định. Thầy đứng ra kêu gọi, nhờ chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây một điểm trường kiên cố bằng sắt, thép, bê tông… và từ đó thầy trò bản Đoòng đã có nơi yên ổn dạy học.

“Cũng phải nói trong cái rủi có cái may, kể từ sau trận lũ 2020, điểm trường bản Đòong mới xuất hiện những thứ mà trước đây chưa bao giờ có. Từ bàn ghế, sách vở cho, tủ đựng tài liệu, ti vi… mọi thứ rất phổ biến nhưng để đem được vào bản Đoòng là cả một quá trình dày công”, thầy Sáu kể lại.

Thầy cô ở TP.HCM tự làm sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị

Khi mới thành lập, điểm trường bản Đoòng chỉ có 3-4 em học sinh nhưng đến thời điểm hiện tại bên cạnh thầy Sáu còn có thêm 3 thầy giáo trẻ khác được cử vào tăng cường. Với sự nỗ lực của các thầy, điểm trường đã được mở rộng lên 4 lớp với hơn 20 em học sinh từ mầm non cho đến cấp THCS với tỷ lệ theo học 100%.

Ở điểm trường đầy thiếu thốn, mất liên lạc với thế giới bên ngoài nhưng những thầy trò tại bản Đoòng vẫn đạt được những thành tích “nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống cũng khó có ai bằng”. Những năm gần đây điểm trường vẫn có học sinh được đưa vào đội tuyển thi học sinh giỏi và đặc biệt là hai em học sinh đạt giải nhì cấp huyện cuộc thi về sáng tạo khoa học - kỹ thuật.

Bên cạnh trưởng bản, thầy Sáu cũng là một người có tiếng nói trong cộng đồng người Vân Kiều sinh sống tại bản Đoòng

Ông Nguyễn Văn Đại, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, đánh giá cao những đóng góp về mặt giáo dục cũng như đời sống cho bà con bản Đoòng của thầy Sáu khi đã xung phong vào cắm bản ở nơi khó khăn nhất của xã, đồng hành cùng bà con hơn 12 năm qua.

"Mặc dù ở thời điểm hiện tại thầy Sáu đã không còn sung sức như trước nhưng vẫn miệt mài “cõng” chữ vào “gieo” ở bản Đoòng. Một tấm gương đáng để các giáo viên trẻ học tập”, ông Đại nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap