Quy Lộ

Tôi vẫn biết là anh em ruột thịt thì giúp đỡ nhau là chuyện nên làm, nhưng đối với vợ chồng em, việc giamsathanhtrinh

【giamsathanhtrinh】Nhà em chồng chỉ biết 'bào' tiền chúng tôi

Tôi vẫn biết là anh em ruột thịt thì giúp đỡ nhau là chuyện nên làm,àemchồngchỉbiếtbàotiềnchúngtôgiamsathanhtrinh nhưng đối với vợ chồng em, việc vợ chồng tôi lo cho em là nghĩa vụ bắt buộc thì phải. Chưa kể em dâu thái độ rất láo, dù tôi về nhà làm dâu sau em nhưng không có nghĩa là em vai vế lớn hơn tôi.

Vì hai em ở cùng bố mẹ chồng nên bất cứ lúc nào tôi hay chồng gọi điện về là em cũng tham gia dạy bảo. Ví dụ chuyện trước khi cưới: Vợ chồng tôi làm trong thành phố nên trước khi cưới chúng tôi chụp ảnh cưới trong thành phố. Có ảnh là chúng tôi gửi về cho bố mẹ xem. Em bảo nhiễu sự, sao phải chụp trong đó cho tốn kém, không về quê mà chụp. Hay chuyện cưới hỏi, chúng tôi bàn bạc với bố mẹ, em lại bảo bày vẽ.

Em tự cho mình cái quyền phán xét dù nhiều lần chồng tôi đã góp ý thẳng rằng chuyện vợ chồng anh, không đến lượt em có quyền ý kiến. Vậy mà em vẫn nửa đùa nửa thật, lời ra tiếng vào. Tôi nghĩ một người có ý thức khi nghe anh chồng nói vậy, ít nhiều cũng nhận ra. Nếu chuyện chỉ dừng lại ở việc em dâu vô ý khi nói chuyện thì đã quá may mắn. Đằng này liên quan đến tiền bạc, vợ chồng em luôn có tư tưởng phụ thuộc vào chồng tôi. Khi con ốm, em dâu ốm, hoặc cần việc này việc kia, là các em nhắn tin xin tiền liên tục, mỗi lần một vài triệu đồng nhưng một tháng nhiều lần, lần nào cũng lý do chính đáng. Chưa kể vợ chồng em khôn vặt, mua gì cho bố mẹ là bảo anh chị góp một nửa, đến khi nói với bố mẹ lại không hề nhắc tới anh chị.

Vợ chồng em còn có tư tưởng chồng tôi phải lo cho các em. Trước khi cưới tôi, anh hay cho cháu tiền sữa, cưới rồi anh không cho nữa vì hai em cũng đi làm, trong khi vợ chồng tôi chỉ là dân văn phòng, thu nhập ở mức trung bình. Em dâu gọi điện trách móc dạo này bác không cho tiền cháu uống sữa, mua áo quần, quà bánh? Trong khi tết hay trung thu, ngày thiếu nhi, tôi đều gửi tiền mừng cho cháu, vậy mà chưa từng nhận được tin nhắn cảm ơn. Em dâu còn tỏ thái độ khó chịu khi chúng tôi không cho cháu tiền. Em cho rằng vợ chồng tôi đang không hoàn thành nghĩa vụ chu cấp cho con em.

Ngày 20 tháng 10, tôi tặng quà mẹ chồng. Mẹ gọi cho vợ chồng tôi cảm ơn, em đứng bên nói xen vào: "Tại sao ở nhà có hai người là phụ nữ mà lại tặng cho một người"? Mẹ chồng và chồng tôi nạt em, em mới im. Khi mẹ chồng bảo mua quà cho mẹ đắt thế, em lại bảo quà thế là quá bình thường. Trong khi em không nhắn tin chúc tôi được một câu, lý gì tôi phải chúc và tặng quà em?

Đỉnh điểm mọi sự tức giận trong tôi là vợ chồng em mượn chúng tôi 33 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn trả không trả. Tôi nhắn tin em không trả lời, gọi em không nghe; trong khi vợ chồng em mua hai điện thoại xịn. Cách chi tiêu, ăn mặc của hai em không khác gì người có tiền, nhưng cứ có việc gì phát sinh lại gọi điện xin tiền vợ chồng tôi. Tôi sợ bố mẹ chồng buồn nên không làm lớn chuyện, nhưng vẫn chờ xem vợ chồng em sẽ cư xử như thế nào. Nếu các em không trả, tết này về tôi sẽ mời hai em lại nói chuyện thẳng thắn về thái độ của em dâu và chuyện tiền bạc trước mặt bố mẹ chồng.

Tôi không muốn vợ chồng mình sống tiết kiệm, để rồi làm quỹ dự phòng tình huống phát sinh cho người khác, ví dụ như cháu ốm, em dâu nhập viện, em trai đi viện khám, mượn tiền đóng học cho con rồi không trả. Về tình, tôi nghĩ khi họ hàng đau ốm mình không nỡ từ chối giúp đỡ nhưng chúng tôi cũng có cuộc sống riêng, có thể sẵn sàng lo cho bố mẹ. Còn vợ chồng em trưởng thành rồi, có gia đình riêng, có công việc, phải tự biết chi tiêu, tích lũy cho bản thân, đừng làm phiền đến vợ chồng tôi.

Hằng Oanh

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap